Quy định đền bù

QUY ĐỊNH ĐỀN BÙ CỦA CÔNG TY PLUSPOST

I. Mức bồi thường thiệt hại đối với lỗi mất bưu phẩm, bưu kiện:

1. Bồi thường thiệt hại theo đúng hợp đồng đã ký kết giữa Pluspost với khách hàng

2. Các trường hợp không có hợp đồng thì bồi thường thiệt hại cụ thể như sau:

- Thư chuyển phát nhanh: Đền bù bằng 04 (bốn) lần giá cước, tối đa không quá 500.000đ /1 bưu gửi.

- Hàng gửi qua dịch vụ giá trị cao (có chứng từ chứng minh trị giá hàng khi gửi): 70% trị giá theo chứng từ, tối đa không quá 20.000.000đ.

- Hồ sơ thầu: 2.000.000đ / 1 bưu gửi (áp dụng cả cho việc Hồ sơ thầu bị phát chậm sau thời gian khách hàng yêu cầu).

- Hàng sử dụng dịch vụ khai giá, mua bảo hiểm: Đền bù 100% giá trị, tối đa không quá 50.000.000đ/1 bưu gửi.

- Hàng hóa khác: 100.000đ / 1kg (Mức tối thiểu không dưới 500.000đ / 1 bưu gửi).

- Thư đi Quốc tế: 100USD / 1 bưu gửi

- Hàng đi quốc tế: 200USD / 1 bưu gửi hoặc đền bù theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, lấy theo số tiền nào cao hơn.

II. Mức bồi thường thiệt hại đối với lỗi vỡ, hỏng bưu phẩm, bưu kiện:

- Trường hợp bị vỡ, hỏng một phần hàng hóa: hoàn cước đã thu và mức bồi thường tối đa cho mỗi phiếu gửi sẽ tính theo công thức:

[số tiền bồi thường] = [tỷ lệ % đã mất, hư hỏng] * [mức bồi thường]

- Mọi thủ tục yêu cầu bồi thường đều phải thực hiện bằng văn bản

III. Các trường hợp không đền bù:

1. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vi phạm hợp đồng của người sử dụng dịch vụ chuyển phát hoặc do đặc tính tự nhiên, khuyết tật vốn có của vật chứa trong bưu gửi đó.

2. Người sử dụng dịch vụ chuyển phát không chứng minh được việc gửi và suy chuyển, hư hỏng bưu gửi.

3. Bưu gửi đã được phát và người nhận không có ý kiến khi nhận bưu gửi.

4. Bưu gửi bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước nhận.

5. Người sử dụng dịch vụ chuyển phát không thực hiện đúng các quy định về khiếu nại, giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật Bưu chính.

6. Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của Pháp luật.